Vai trò của Product Owner trong team Agile/Scrum
Hẳn các bạn không còn xa lạ gì với khái niệm Product Owner, còn gọi là “CEO của sản phẩm”. Nếu như developer là những người tạo ra sản phẩm, thì Product Owner là người xác định hướng đi, quyết định những tính năng nào sẽ được xây dựng, quyết định sự thành bại của sản phẩm.
Có thể nói Product Owner là mắt xích quan trọng để gắn kết các thành tạo thành một dây chuyền sản xuất đồng bộ và “trơn tru” hơn trong các dự án Agile /Scrum.
Đây là một công việc rất quan trọng, vừa thú vị, vừa khó nhằn, đòi hỏi phải nắm vững kiến thức của cả 3 mảng Tech, UI/UX và Business.
Vị trí Product Owner đòi hỏi kĩ năng cứng, vốn hiểu biết rộng lớn từ nhiều mảng: lập trình, xu hướng thị trường, phân tích hành vi người dùng, thiết kế UI/UX…
Nó cũng đòi hỏi nhiều kĩ năng mềm như làm việc nhóm, thương thảo với dev để hoàn thành chức năng đúng deadline, lên kế hoạch với team về roadmap của sản phẩm.Background không phải là yếu tố chính quyết định sự thành công của bạn với nghề, mà còn ở tinh thần học hỏi. Quan trọng là bạn thực sự muốn học những điều bạn chưa biết, sẵn sàng chấp nhận khó khăn khi theo đuổi nghề này.
Product Owner là ai?
Product Owner là một vai trò quan trọng trong Scrum Team. Product Owner là người “sở hữu” sản phẩm. PO là người giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm và người dùng cuối.
Product Owner is critical role in the Development Team or Scrum Team. The PO is responsible for managing backlog in term of prioritizing task associated with the vision.
The PO is the bridge between the development team and the stake holder. He works with the stake holder to get the right requirement and represent them to the the development team.
PO có nhiệm vụ cầu nối giữa khách hàng và bộ phận phát triển sản phẩm. PO giúp xác nhận những yêu cầu phù hợp từ phía khách hàng, truyền đạt giúp cho nhóm phát triển hiểu được tầm nhìn, hướng phát triển và các yêu cầu cụ thể của sản phẩm.
Product Owner là người có tầm nhìn về sản phẩm, cả ngắn hạn và dài hạn. Product Owner thực hiện việc này thông qua tìm hiểu thị trường, khách hàng, nghiệp vụ, … Và trong thực tế thì Product Owner là người am hiểu về sản phẩm nhất, có tiếng nói cuối cùng khi đưa ra các quyết định về tính năng của sản phẩm.
Dù ở trong công ty Product hay công ty OutSourcing thì Product Owner cũng là nhân tố quan trọng quyết định đến tính năng sản phẩm. Họ phải có tầm nhìn dài hạn, phải hiểu rất rõ về sản phẩm của mình và luôn đặt mình vào vị trí end-user khi quyết định.
Product Owner không có quyền can thiệp vào cách mà Nhóm Phát triển thực hiện công việc trong một Sprint. Nhưng Product Owner có thể hoàn toàn yên tâm về cam kết của Nhóm Phát triển về mục tiêu cố định của Sprint đó.
- PO quyết định các tính năng của sản phẩm, đánh giá độ ưu tiên của từng hạng mục cần hoàn thành.
- Trách nhiệm của PO là giải quyết những vấn đề thực tế của user khi sử dụng sản phẩm, từ đó vận hành và cải tiến sản phẩm để đạt được mục tiêu của công ty.
Công việc của Product Owner

- Quản lý backlogs, đánh giá và sắp xếp độ ưu tiên cho các task backlog.
- Theo dõi “sức khỏe” của sản phẩm thông qua số liệu/phản hồi của user, từ đó tìm ra các vấn đề cần sửa chữa/cải tiến.
- Làm user research, bao gồm cả phỏng vấn trực tiếp user, để chắc chắn những vấn đề nêu trên thực sự là vấn đề (không phải phỏng đoán).
- Đưa ra giải pháp. Kết hợp với UX Designer để vẽ wireframe, với UI Designer để “khoác áo” cho thiết kế. Làm specifications (SRS) để diễn giải thiết kế cho đội ngũ phát triển (dev, QA). Các công việc này tạo ra backlog.
- Lên timeline và kế hoạch release. Tùy vào quy mô của tính năng sản phẩm mà có thể chia làm nhiều giai đoạn release nhỏ.
- Sau khi release, tiếp tục theo dõi các chỉ số, và lặp lại quy trình nói trên.
Các kỹ nẳng Product Owner cần có?
- Đam mê và am hiểu về domain sản phẩm: Phải là người am hiểu về lĩnh vực đang làm để dẫn dắt toàn team đi đúng hướng.
- Kỹ năng communicate: bản chất PO là đầu mối làm việc với các phòng ban, bộ phận và các team khác nhau do vậy kỹ năng giao tiếp là 1 trong kỹ năng quan trọng nhất đảm bảo thông tin trao đổi được chính xác và nhanh chóng.
- Quản lý thời gian: Biết cách sắp xếp thời gian và hoạch định công việc
Nguyên tắc PO khi phát triển sản phẩm
1. Đề cao sự rõ ràng (clear not fancy)
Sản phẩm phải đơn giản dễ hiểu, thay vì đẹp nhưng rắc rối khó hiểu
2. Mọi quyết định cần dựa trên số liệu
Người làm product đôi khi mang tính áp đặt. Nghĩa là thiết kế sản phẩm dựa trên ý thích và ý kiến chủ quan chứ không phải nhu cầu thực tế của user. Cho nên nguyên tăc tối quan trọng trong phát triển sản phẩm là:
- Ý tưởng phải xuất phát từ thực tế, nhu cầu nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu.
- Sau đó phản biện một lần nữa thông qua ý kiến của user
3. Thiết kế cho mọi người nhưng tập trung vào đối tác trung cấp
4. Sản phẩm giải quyết vấn đề gì?
Các góc nhìn khác về Product Owner
Một câu nói rất hay đối với nhưng “tay ngang” trong thế giới công nghệ và đảm nhiệm vị trí PO:
Công nghệ là “đại dương lớn” với vô vàn cơ hội và tiềm năng cho mọi người đến từ nhiều vạch xuất phát.
Tại Việt Nam, các thành viên thường nhìn một Product Owner như một quản lý nên người nắm giữ vị trí phải chuyển mình linh hoạt giữa “người cộng sự và người quản lý” để đạt được hiệu quả cao nhất.
Sẵn sàng tinh thần đảm nhận nhiều vị trí. “Không chỉ làm đúng phần việc của mình, Product Owner còn là người trả lời cho những câu hỏi technical và non-technical (kỹ thuật). Thậm chí Product Owner phải làm đa vị trí trong team nên bản thân mình phải học cách cân đo đong đếm sao cho hợp lý nhất.”